Chi tiết tin

Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ

Ngày 08 tháng 10 năm 2015, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã ban hành Báo cáo số 975/BC-VTLTNN về kết quả Sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ.

Báo cáo số 975/BC-VTLTNN đã nêu ra những ưu điểm và nhược điểm trong 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ như sau:

1.Ưu điểm

a) Tại Bộ Nội vụ và Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

-  Trong thời gian qua Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã quan tâm chỉ đạo kịp thời với công tác văn thư, lưu trữ nói chung và công tác lưu trữ nói riêng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ dẫn được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý quan trọng để triển khải đưa Luật Lưu trữ vào thực tiễn.

-  Hàng năm, Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đều tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật đối với các bộ, ngành và địa phương đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác lưu trữ đối với các bộ, ngành và địa phương từ đó góp phần tạo nên sự chuyển biến trong công tác lưu trữ thời gian qua.

b) Tại các bộ, ngành và địa phương

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, các bộ, ngành và các tỉnh đã chủ động ra soát để sửa đổi, thay thế hệ thống văn bản quản lý, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ không còn phù hợp. Đây chính là hành lang pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác lưu trữ.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn được triển khai kịp thời, dưới nhiều hình thức góp phần đưa Luật vào thực tế, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức về giá trị của tài liệu lưu trữ và tầm quan trọng của công tác lưu trữ.

- Hệ thống tổ chức lưu trữ ngày càng được kiện toàn, hoàn thiện hơn; biên chế làm công tác lưu trữ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, lưu trữ được chú trọng; trình độ công chức, viên chức ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng được các yêu cấu công việc đặt ra.

- Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác lưu trữ được quan tâm hơn. Nhiều địa phương đã bố trí kinh phí trong dự toàn ngân sách thường xuyên để đạt kết quả tốt trong việc xây dựng, cải tạo kho lưu trữ, mua sắm trang thiết bị. Đặc biệt, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Lưu trữ lịch sử tỉnh đã được bố trí kinh phí thực hiện các đề án chuyên môn phục vụ nhu cầu quản lý tài liệu lưu trữ như: Đề án chỉnh lý tài liệu, đề án tu bổ, đề án số hóa tài liệu, đề án lập bản sao bảo hiểm.

2. Hạn chế

a) Tại Bộ Nội vụ và Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

- Trong 03 năm qua mặc dù Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tham mưu trình Bộ Nội vụ ban hành 14 Thông tư tuy nhiên còn một số văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Luật Lưu trữ chưa được ban hành.

- Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ đã được ban hành còn nhiều điểm không phù hợp với quy định của Luật Lưu trữ nhưng chưa có văn bản thay thế.

b) Tại các Bộ, ngành và địa phương

- Biên chế làm công tác lưu trữ ở một số cơ quan còn thiếu, tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ một số tỉnh với số lượng biên chế hiện có không đủ để thực hiện hai chức năng là quản lý nhà nước về công tác lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ như: Kon tum 09 biên chế, Hòa Bình 09 biên chế.

- Qua các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác lưu trữ do tỉnh tổ chức cho thấy đối tượng tham gia chưa đúng với thành phần được triệu tập. Đặc biệt đối tượng là lãnh đạo sở ban ngành và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện chưa tham gia đầy đủ hoặc không tham gia các hội nghị do Ủy ban nhân dân, Sở nội vụ chủ trì.

- Cơ sở vật chất cho công tác lưu trữ tại nhiều cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu: kho bảo quản tài liệu còn chật hẹp, chưa bảo đảm các yêu cầu bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ.

- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ còn hạn chế: nhiều tỉnh chưa chủ động bố trí ngân sách địa phương để xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng cấp tỉnh; kinh phí cho hoạt động chỉnh lý tài liệu tồn đọng, tích đống chưa đủ để giải quyết triệt để tình trạng tài liệu tích đống.

- Công tác lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu và Lưu trữ cơ quan ở nhiều cơ quan, tổ chức chưa thực hiện tốt, dẫn đến việc thu thập, bổ sung tài liệu và Lưu trữ cơ quan cũng như Lưu trữ lịch sử gặp nhiều khó khăn.

- Tình trạng tài liệu tồn đọng, tích đống chưa được phân loại, chỉnh lý còn rất phổ biến ở các cơ quan, tổ chức. Nhiều tài liệu có giá trị đang trong tình trạng hư hỏng, thất thoát. Tài nhiều cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương mặc dù đã có kinh phí hỗ trợ chỉnh lý tài liệu nhưng chất liệu tài liệu sau khi chỉnh lý chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định gây khó khăc cho việc tra tìm, phục vụ khai thác sử dụng tài liệu.

Nội dung chi tiết của Báo cáo số 975/BC-VTLTNN mời xem tại đây./.

[Trở về]

Các tin mới:

Bản quyền thuộc Chi cục Văn thư - Lưu trữ Quảng Nam
Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam | Email : ccvtltquangnam@gmail.com | SĐT: 0235.3812697
Phát triển bởi Trung tâm Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Quảng Nam (QTI)